II.CÁC GIẢI PHÁP:
- Đối với giáo viên bộ môn:
-Lập danh sách theo dõi,
cập nhật chất lượng học sinh yếu kém thường xuyên và kiềm cập để học sinh nắm vững
kiến thức cơ bản.
-Soạn giáo án ( kế hoạch
) đầy đủ theo yêu cầu. Đảm bảo nội dung kiến thức, thời gian giảng dạy theo quy
định, có biện pháp tiếp cận, kiềm cập sát đối tượng, theo dõi sự tiến bộ từng
đơn vị kiến thức của học sinh.
-Kết hợp giáo viên chủ
nhiệm thường xuyên theo dõi, giúp đỡ các em mọi lúc mọi nơi, gợi ý để học sinh
mạnh dạn trao đổi với giáo viên mỗi khi các em gặp khó khăn trong học tập. Đồng
thời, xây dựng phương pháp đôi bạn cùng tiến, học tập ở nhà cho học sinh.
-Lựa chọn phương pháp giảng
dạy phù hợp, khuyến khích học sinh yếu kém tham gia bài đồng thời hướng dẫn các
em phương pháp học tập trên mạng internet.
-Tăng cường kiểm tra, nắm
bắt lỗ hỏng kiến thức để bổ sung kịp thời, tạo tâm lý thoải máy để học sinh hoạt
động,có sự biểu dương khích lệ phù hợp với học sinh.
-Dạy tự chọn theo chủ đề
bám sát, chú trọng nhiều đến đối tượng yếu kém, kiềm cập chặt chẽ giúp học sinh
vươn lên trong học tập.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm:
-Kết hợp với giáo viên bộ
môn trong việc phân loại học sinh, có biện pháp giáo dục phù hợp tránh việc để
học sinh mặc cảm vì học tập yếu kém.
-Lập danh sách theo dõi,
cập nhật chất lượng học sinh yếu kém từng định kỳ và cải tiến phương pháp giảng
dạy sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh.
-Kết hợp với giáo viên bộ
môn, Tổng phụ trách thành lập đôi bạn cùng tiến trong việc học ở nhà cũng như
giúp nhau trên lớp.
-Thông qua các tiết sinh
hoạt dưới cờ tạo sân chơi đố vui để học nhằm ôn luyện kiến thức cho học sinh và
giúp các em tự tin trình bày ý kiến của mình trước tập thể. Qua đó nâng cao chất
lượng dạy học của trường.
-Chú trọng đến học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, tranh tủ cấp trên giúp đỡ
học sinh phấn đấu vươn lên trong sinh hoạt gia đình và từ đó xây dựng ý thức học
tập đúng đắn cho học sinh.
-Hướng dẫn, giúp đỡ học
sinh tự giác học tập, tạo sự gần gũi, xem học sinh như em ruột của mình, giáo dục
học sinh bằng tình thương người mẹ và giáo viên chủ nhiệm phải là chỗ vựa tinh
thần cho học sinh mỗi khi các em gặp khó khăn, trở ngại trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
-Thông qua sổ liên lạc, thông
báo với gia đình học sinh về lực học, xử lý thông tin phản hồi từ phía cha mẹ
các em để thống nhất biện pháp giáo dục các em đạt hiệu quả cao nhất.
- Đối với Tổ trưởng , Tổ phó chuyên môn:
-Đôn đốc giáo viên thực
hiện khâu nâng kém, kiềm cập theo lịch và quan tâm hằng ngày để kịp thời giúp đỡ
cho học sinh vượt qua khó khăn trong học tập.
-Trong các kỳ sinh hoạt tổ
đưa ra từng giải pháp cụ thể đối với từng học sinh của lớp để có biện pháp cụ
thể sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
-Nhận thông tin phản hồi
theo dõi sát đối tượng học sinh và đề xuất với Ban giám hiệu, với các ban ngành
đoàn thể cùng hỗ trợ.
- Đối với Ban giám hiệu:
-Ban giám hiệu lên lịch
nâng kém cụ thể để giáo viên thực hiện.
-Chỉ đạo giáo viên đa dạng
hình thức nâng kém, kiềm cập đối tượng học sinh yếu kém, chưa đọc thông viết thạo
này sao cho hiệu quả cao nhất.
-Hàng tháng báo cáo về
chuyên môn bằng văn để kịp thời đề ra giải pháp cho phù hợp với tình hình thực
tế của từng đối tượng học sinh.