UBND HUYỆN CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG
THCS LONG HÒA Độc
lập-Tự do-Hạnh phúc

Số: /KH-THCS Long Hòa, ngày 02 tháng
10 năm 2019
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PT MỚI
NĂM HỌC 2019 – 2020
- Căn cứ vào kế hoạch số: 41/KH-PGDĐT ngày 03 /9 /2019 của Phòng Giáo dục và Đào
tạo Châu Thành, Kế hoạch số 52/KH-PGDĐT
ngày 30 /9 /2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành về thực hiện
nhiệm vụ giáo dục cấp THCS năm học 2019-2020;
- Căn cứ
vào kế hoạch số: 01/KH-THCS ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Trường trung học cơ sở
Long Hòa về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020;
-Để thực
hiện việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tiếp
cận chương trình giáo dục phổ thong mới trong năm học 2019-2020. Trường THCS Long
Hòa xây dựng kế hoạch thực hiện bằng các giải pháp, cụ thể như sau:
I.Thực trạng về chất lượng dạy và đổi mới phương pháp
dạy học:
1.Về chất lượng dạy học:
Nội dung
|
Kết quả năm học 2017-2018
|
Kết quả năm học 2018-2019
|
Tỉ lệ chênh lệch
|
Tỷ
lệ lên lớp thẳng:
|
449/467=96,14%
|
455/474=95,99%
|
Giảm
0,15%
|
Tỷ
lệ lên lớp sau Kiểm tra lại:
|
12/18=66,66%
|
15/19=78,94%
|
Tăng
12,28%
|
Tỷ
lệ tốt nghiệp THCS:
|
85/85=100%
|
100/100=100%
|
/
|
Tỷ
lệ HS xếp loại HL yếu
|
16/467=3,42%
|
19/474=4,00%
|
Tăng
0,58%
|
Tỷ
lệ HS xếp loại HL kém
|
02/467=0,42%
|
/
|
/
|
Tỷ
lệ HS bỏ học
|
04/491=0,81%
|
/
|
Giảm
0,19%
|
-Qua bảng thông kê cho thấy: Nhìn chung Tỉ lê học sinh
tốt nghiệp lớp 9 được giữ vững có 100/100 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở,
đủ điều kiện dự thi tuyển sinh vào lớp 10 và tham gia học trung cấp nghề theo
quy định.
-Bên cạnh đó, Tỉ lệ học sinh lên lớp sau kiểm tra lại
lưu ban 05 học sinh tăng so với năm học trước là 01 học sinh, như vậy cần phải
quan tâm nhiều hơn nữa các đối tương học sinh lưu ban, có biện pháp giáo dục
phù hợp với từng đối tượng học sinh để giúp các em vượt lên khó khăn trong học
tập.
-Tỉ lệ lên lớp thẳng tăng 455/474 đạt 95,99%, giảm
0,15% so với năm học trước, chất lượng giáo dục từng bước được cải tiến, số học
sinh khá giỏi tăng khá cao.
- Việc tổ chức và
tham gia các cuộc thi, kỳ thi, hội thi: Tham gia tốt các kỳ thi do cấp trên tổ chức
cụ thể trong năm học 2018-2019 trường có:
+Học sinh giỏi cấp trường: 79 học sinh
+ 41 học sinh giỏi
vòng huyện
+ 02 học sinh giỏi
vòng tỉnh.
+ 21
học sinh đạt giải các hội thi cấp huyện.
+ 05
học sinh đạt giải các hội thi cấp tỉnh.
+ GV
dạy giỏi cấp trường 08, cấp huyện 14, cấp tỉnh 03.
2. Về việc
đổi mới phương pháp dạy học:
- Trong
hè năm học: 2018-2019 Ban Giám hiệu có phân công 40 cán bộ, giáo viên và Ban
giám hiệu tham gia bồi dưỡng chuyên môn hè, tập huấn các lớp tập huấn chuyên
môn nghiệp vụ từng tổ bộ môn, tập huấn dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng,
các nội dung về giáo dục kĩ năng sống, tập huấn dạy học theo chủ đề tích hợp
liện môn, tập huấn kỹ năng giải toán bằng máy tính cầm tay…Qua kiểm tra có 38/38
cán bộ giáo viên tham dự đầy đủ các nội dung được phân công và thực hiện báo
cáo để bộ phận chuyên môn chỉ đạo và báo cáo trong các kỳ họp sinh hoạt tổ.
Đồng thời, căn cứ kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hè sau khi giáo viên dự tập
huấn về Ban giám hiệu có phân công báo cáo lại bằng văn bản và báo cáo lại cho
giáo viên dạy bộ môn không được phân công đi dự nắm rõ để thực hiện.
-Ngay
từ đầu năm học bộ phận chuyên môn chỉ đạo đến giáo viên nhà trường thống nhất
đổi mới phương pháp giảng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh theo hướng phát triển
năng lực học sinh, đa dạng hình thức học tập cho học sinh, tạo sự hứng thú ham
thích, khám phá tìm tòi kiến thức mới cho học sinh. Đặc biệt là đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thong mới của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, phát huy tính tự học sáng tạo của học sinh, xây dựng ý
thức tự học cho các em ngay từ cấp học phổ thông. Qua đó, từng bước nâng dần
chất lượng bộ môn giảng dạy, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục chung của
nhà trường..
-
Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và Ban giám hiệu nhà
trường có thường xuyên giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết
học, các giờ sinh hoạt tập thể, các tiết sinh hoạt dưới cờ,… tạo khí thế học
tập mọi lúc mọi nơi cho học sinh.
-
Đa số cán bộ giáo viên có tích cực học tập và triển khai thực hiện tốt các nội
dung được tập huấn, có áp dụng tốt vào giảng dạy, đặc biệt là dự giờ theo hướng
phất triển năng lục của học sinh, quan tâm đánh giá việc tiếp thu lĩnh hội kiến
thức của học sinh.
- Nội
dung có tài liệu, văn bản hướng dẫn cụ thể dễ thực hiện, có tính khả thi cao,
cụ thể là tổ chức rà soát khung chương trình thực hiện dạy học theo chủ đề tích
hợp liên môn cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
-
Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát bằng văn bản của lãnh đạo Phòng giáo dục và đào
tạo trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy học,
cùng với xu thế đổi mới căn bản giáo dục toàn diện theo Nghị quyết 29 của Trung
ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
-Tuy
nhiên, việc đổi mới và nâng cao chất lượng trong thực hiện chuyển biến chậm, cụ
thể ở một vài môn chất lượng còn thấp chưa ngang bằng tỉ lệ chung của toàn
trường.
-Khâu
rèn luyện ý thức tự học tập của học sinh chưa thường xuyên, chưa hình thành động
cơ thái độ học tập đúng đắn, nhất là còn một vài học sinh chay lười học tập, chuyển
biến chậm và có nguy cơ gia tăng đối với số học sinh cá biệt cần tư vấn tâm
lý,…
-Còn
một vài giáo viên chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, từ đó khả năng truyền thụ
kiến thức cho học sinh chưa đồng đều, chưa thu hút nên việc tiếp nhận kiến thức
của học sinh còn thụ động, còn chậm và còn làm việc một chiều chưa phát huy hết
khả năng tự học sáng tạo của học sinh.
-Còn
một số học sinh khi lên lớp chưa tập trung chú ý nghe thầy cô hướng dẫn, chưa
linh hoạt trong việc tiếp thu kiến thức mới, còn lơ là trong học tập, nhất là
những học sinh bị mất căn bãn ở các lớp cấp dưới.
-Một
vài giáo viên trong giảng dạy chưa phát huy tốt tính sáng tạo của học sinh,
khâu tổ chức còn lúng túng làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
-Một
số nội dung do cán bộ tập huấn chưa nắm vững phương pháp nên giáo viên được cử
đi học khi về báo cáo lại nội dung còn lúng túng, chưa dẫn chứng cụ thể để làm sáng
tỏ vấn đề và tổ chức lớp học hoạt động tích cực.
-Còn
một vài môn khâu kiểm tra thường xuyên của giáo viên bộ môn chưa chặt chẽ, coi
thi còn dễ giải, chấm trả bài chưa kịp thời cho học sinh. Từ đó, chất lượng dạy
học chuyển biến còn chậm.
-Việc thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực
người học còn lúng túng, thiếu tác dụng thúc đẩy học sinh trong quá trình học
tập.
II. Những giải pháp nâng cao chất lượng và đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tiếp cận chương trình mới năm học 2019-2020
Để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019-2020, nhiệm vụ
trước mắt cần tập trung nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học,
giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu-kém, lưu ban, tỷ lệ học sinh bỏ học và nghỉ học
giữa chừng. Nhà trường xác định những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận chương trính mới trong năm
2019-2020 như sau:
1. Tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động lớn và phong
trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
Ban giám hiệu nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên trong đơn vị tiếp tục thực
hiện cuộc vận động hai không và phong trào thi đua xây dựng “trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
Việc tuyên truyền, giáo dục các nội dung trên phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm cũng cố lòng yêu ngành, yêu nghề, ý
thức tu dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống và ý thức phấn đấu vươn lên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên của trường,
thực hiện gương mẫu chức trách nhiệm vụ được giao, mỗi thầy giáo, cô giáo là
tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo. Trên cơ sở làm tốt công tác tư tưởng đội
ngũ giáo viên đề cao trách nhiệm đối với học sinh trong giảng dạy.
Một trong những yêu cầu về “xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” là giáo viên phải thật sự thân thiện với học sinh
trong quá trình giảng dạy, thân thiện trong giới hạn cho phép, từ đó tạo cho
học sinh lòng tin trong quá trình học tập, không mặc cảm và có ý thức phấn đấu vươn
lên trong học tập.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là động lực để
nâng cao chất lượng dạy-học:
- Tích cực động viên
cán bộ, giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng đồng thời tạo điều
kiện tốt cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp đào tạo trên chuẩn để không
ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
sự nghiệp giáo dục. Động viên phong trào giáo viên tự trang bị máy tính cá
nhân, phổ cập khả năng sử dụng máy vi tính để soạn bài và thiết kế bài giảng có
ứng dụng công nghệ thông tin khi lên lớp đảm bảo đúng theo quy định của chuyên
môn, thực hiện từ 02 tiết/năm/giáo viên và thường xuyên trao đổi thông tin qua
tài khoản trường học kết nối, thực hiện đưa bài giảng có chất lượng trên trang
thông tin này.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ còn được thể hiện ở nhận
thức của giáo viên về chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn mình
giảng dạy, nhận thức đúng đắn về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013. Cụ thể, tích cực
trao đồi phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt việc
giảng dạy, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận
chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Việc nâng cao chất lượng đội ngũ được thực hiện
thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau như phong trào tự học, phong
trào hội giảng, thao giảng, dự giờ, mở chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm
thông qua nội dung sinh hoạt các tổ, nhóm chuyên môn.
3. Tích cực đổi mới công tác giảng dạy và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh:
Trong năm học này cần tập trung đổi mới việc giảng dạy
và kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỷ năng bộ môn, kiểm tra
kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng và rèn luyện khả năng tự học, kiểm tra đánh
giá theo hướng phát triển năng lực học sinh theo mô hình trường học mới, đồng
thời phát huy tính tích cực, tự học sáng tạo của học sinh.
Từng giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp
dạy học, đa dạng hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. Đồng
thời, thực hiện nghiêm túc khâu tổ chức kiểm tra, đánh giá để xác định đúng
chất lượng thật và từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn thông
qua các lần kiểm tra định kỳ, đặc biệt tập trung quan tâm các đối tượng học
sinh năng lực còn hạn chế, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các em học sinh cá
biệt, nhất là đồng cảm, chia sẻ với các em học sinh khuyết tật, giúp các em xóa
bỏ mặt cảm sớm hòa nhật với bạn trong lớp và cộng đồng.
Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công
nghệ thông tin sử dung phần mềm bài giảng điện tử trong dạy học là nhiệm vụ thường xuyên của đội
ngũ giáo viên để thu hút học sinh tích cực tham gia học tập. Sưu tầm những mẫu
vật xung quanh địa phương để giảng dạy, kỹ năng vận dụng lý thuyết học trong
trường vào đời sống, tổ chức trải nghiệm sáng tạo trong điều kiện phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương.
Cần coi trọng phương pháp giảng dạy theo hướng thân
thiện, bồi dưỡng tình cảm, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Giáo
viên phải thể hiện sự quan tâm, gần gũi, thân thiện với học sinh kịp thời nắm
bắt những nhu cầu về học tập của học sinh để có biện pháp phù hợp cho từng đối
tượng.
Việc kiểm tra đánh giá, cho điểm phải thiết thực, động
viên được ý thức học tập của học sinh, không vì kiểm tra mà làm cho học sinh
chán nản học tập, tạo mọi cơ hội cho học sinh vươn lên, động viên, khuyến khích
các em dù chỉ là tiến bộ rất nhỏ trong học tập.
Trong năm học 2019-2020 nhà trường thực hiện Hội giảng
bộ môn Sinh, môn Ngữ văn cấp trường, báo cáo chuyên đề môn Địa, môn Sử cấp
huyện và hội giảng cấp tỉnh môn Sinh về
đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, từng bước
nâng cao hiệu quả dạy học, đưa chất lượng giáo dục của trường đáp ứng nhu cầu
phát triển chung của ngành giáo dục.
4. Giảm thiểu học sinh lưu ban và chống tình trạng học
sinh bỏ học:
Hoạt động dạy và học cần chú ý quan tâm đến cả ba đối
tượng học sinh, vừa quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi vừa tăng cường phụ đạo học
sinh năng lực còn hạn chế.
Thực hiện dạy và học đầy đủ các môn, kết hợp thực hiện
nghiêm túc phân phối chương trình với chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn.
Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học theo phương châm “thầy chủ đạo, trò chủ
động”, “ thầy giáo là người tổ chức, học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức”.
Tổ chức dạy phụ đạo theo chủ đề bám sát cho học sinh
thuộc các môn: Toán, Lý, Hóa học, Tiếng Anh đồng thời động viên giáo viên
thường xuyên kiềm cập nâng kém đối với những lớp và bộ môn có học sinh năng lực
còn hạn chế, thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm.
Tích cực vận động chống học sinh bỏ học giữa chừng
bằng nhiều hình thức, đặc biệt đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với
lớp. Thực hiện tốt các các giải pháp hạn chế học sinh bỏ học theo tinh thần hội
thảo về vấn đề học sinh bỏ học giữa chừng do Ủy ban nhân dân huyện tổ chức. Mỗi
giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự xứng đáng là người phụ trách trực tiếp,
gần gủi và thân thiện với các em, kịp thời nắm bắt hiện tượng, tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến học sinh nghỉ học, tìm cách động viên, thuyết phục, vận động học
sinh trở lại lớp học. Đặc biệt chú ý biện pháp ngăn ngừa học sinh là chính,
không để đến học sinh bỏ học mới vận động thì hiệu quả không cao.
5. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và
học theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới:
Thực hiện đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động
dạy và học được xác định là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy và
học.
Việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy
và học cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Ban Gíam
Hiệu, tổ trưởng chuyên môn về việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên.
Quan tâm đến việc dự giờ đột xuất để từng bước hình thành thói quen, để giáo
viên tự giác, có ý thức tốt chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng trong công tác giảng
dạy.
- Tích cực kiểm tra việc thực hiện nội dung giảng dạy,
ra đề kiểm tra, chấm bài kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học.
Phát huy vai trò của tổ khảo thí, thực hiện đo chất lượng giảng dạy một cách
xác thực, từ đó đề ra biện pháp cải tiến chất lượng dạy học cho phù hợp với
trình độ của học sinh.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của các tổ,
nhóm chuyên môn, sinh hoạt tổ theo hướng nghiên cứu bài học, giảm thủ tục hành
chính trong hội họp làm cho sinh hoạt chuyên môn trở thành diễn đàn trao đổi,
bàn bạc, thống nhất cách dạy, cách ra đề kiểm tra, cách chấm bài kiểm tra phù
hợp với tình hình, đặc điểm của đối tượng học sinh.
6. Tham mưu việc đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học:
- Nhà trường có kế hoạch về xây dựng, bảo đảm đủ chỗ
ngồi, ánh sáng, sửa chữa các công trình vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh học
đường.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung thiết bị, thanh lý những
loại hóa chất, thiết bị hư hỏng không còn sử dụng được. Tích cực sửa chữa cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học phục vụ tốt cho nhu cầu hoạt động dạy và học, không
trong chờ cấp trên.
- Có kế hoạch nâng cấp Thư viện thu hút bạn đọc, bổ
sung các loại sách tham khảo. Nâng cao khả năng hoạt động của thư viện để thu
hút và tạo điều kiện cho học sinh tham gia đọc sách, tích lũy kiến thức từ Thư
viện. Thực hiện khâu nối mạng internet cho học sinh và giáo viên cập nhật thông
tin kịp thời phục vụ tốt cho công tác dạy và học.
7. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Trung Học
Cơ Sở :
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở vừa là mục tiêu vừa
là giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Trước mắt, cần làm tốt những việc
sau đây:
- Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ phổ cập trung học cơ sở năm 2019; duy trì các tiêu chuẩn phổ cập đã
đạt được, lập kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học, tổ chức xét công nhận tốt
nghiệp Trung học cơ sở vào cuối năm học cho đạt tiêu chuẩn quy định.
- Tích cực vận động học sinh bỏ học trở lại học kịp
thời; động viên và tạo điều kiện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học
sinh năng lực còn hạn chế về học lực đã bỏ học trong những năm trước có nhu cầu
xin học lại, đồng thời phải cam kết khi vào học thực hiện tốt nội quy nhà
trường cũng như không bỏ học giữa chừng.
III. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Hiệu Ban Giám Hiệu :
- Xây dựng kế hoạch, kèm theo những giải pháp cụ thể và triển khai thực hiện
đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị.
- Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành trang bị và cấp thêm những
thiết bị dạy học, có kế hoạch thanh lý những thiết bị không còn sử dụng được,
đồng thời lập kế hoạch mua sắm phù hợp trong điều kiện nhà trường để đáp ứng
nhu cầu sách, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.
- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Tham gia xây dựng các kế hoạch chi tiết
cụ thể về hoạt động chuyên môn, tăng cường công tác dự giờ, kiểm tra nội bộ và
theo dõi các hoạt động chuyên môn, đặc biệt quan tâm kiểm tra việc thực hiện
công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đánh giá
theo hướng phát triển năng lưc người học. Tổ chức, quản lý, chỉ đạo hoạt động
của các tổ chuyên môn một cách có nề nếp, khoa học và hiệu quả. Quản lý tốt
hoạt động dạy thêm, học thêm sao cho việc tổ chức dạy nâng kém, dạy trái buổi
vừa có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, vừa bảo đảm tính nguyên
tắc không làm trái với quy định Nhà nước, không gây phiền hà cho nhân dân đồng
thời nâng cao được chất lượng cho học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra và lập kế hoạch đề nghị trang
bị, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Thường xuyên chăm lo công tác
vệ sinh, môi trường, quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và giữ gìn cảnh quan
trường học. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua học tập trong học sinh.
- Tham gia tổ chức bồi dưỡng chuyên môn hè, tập huấn
cho giáo viên tại trường và triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, đặc biệt quan
tâm đổi mới hình thức dạy học theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ
thông mới.
2.Trách nhiệm của Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể về hoạt động
chuyên môn của tổ, thực hiện công tác dự giờ, kiểm tra nội bộ và theo dõi hoạt
động chuyên môn của các thành viên trong tổ.
- Sắp xếp các nhóm chuyên môn một cách hợp lý, tổ chức
sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm sao cho thiết thực có hiệu quả theo tinh thần đổi
mới, họp tổ theo hướng nghiên cứu bài học.
- Có kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện các chuyên
đề đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức học tập, trao đổi về việc dạy và đánh
giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đánh giá theo hướng phát triển năng
lực của học sinh.
3. Trách nhiệm của Tổng Phụ trách Đội:
- Thường xuyên giáo dục động cơ, thái độ học tập cho
học sinh thông qua lễ chào cờ đầu tuần, có những hình thức giáo dục học sinh hư
hỏng một cách mềm dẽo, tích cực tham gia vận động học sinh chống bỏ học.
- Phát động phong trào “Xây dựng tủ sách dùng chung”,
mỗi học sinh góp một đầu sách tham khảo để nâng cấp Thư viện nhà trường.
- Đa dạng hình thức sinh hoạt dưới cờ, thu hút
học sinh tích cực tham gia, thông qua đó từng bước giáo dục, hình thành động cơ
học tập đúng đắn cho học sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy học của
nhà trường.
- Tổ chức hái hoa dân chủ, đố vui để học trong các
tiết sinh hoạt dưới cờ để củng cố kiến thức và nâng cao chất lượng dạy học của
nhà trường.
4. Trách nhiệm của giáo viên chủ hiệm và giáo viên bộ
môn:
- Thường xuyên giáo dục, xây dựng động cơ thái độ học
tập đúng đắn cho học sinh, theo dõi sát diễn biến tâm tư, yinh2 cảm, nguyện
vọng của từng đối tượng học sinh, từng bước hình thành ý thức tự giác học tâp.
- Thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình, nghiên
cứu và thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn, dạy
học theo chủ đề. Tích cực đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới
phương pháp dạy và học theo phương châm “thầy chủ đạo, trò chủ động”.
- Tham gia tập huấn tất cả các lớp do cấp trên cũng
như nhà trường tổ chức .
- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn đặc biệt chú
ý đến việc soạn, giảng, chấm chửa bài cho học sinh. 100% giáo viên lên lớp có kế
hoạch bài dạy và phải thể hiện rõ nội dung hoạt động của thầy và trò, thể hiện
đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng. Sử dụng có
hiệu quả 45 phút trên lớp, tạo sự cân đối giữa hoạt động của thầy và trò theo
đặc trưng bài dạy và đặc trưng bộ môn, tuyệt đối xoá bỏ hình thức dạy chay, dạy
theo kiểu “đọc-chép”.
- Phải thật sự thương yêu và có trách nhiệm với học
sinh, sẵn sàng giúp đỡ học sinh, bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập cho các em,
thường xuyên động viên và tạo cơ hội cho các em vươn lên trong học tập. Hãy
khen học sinh dù đó là một sự tiến bộ rất nhỏ của các em.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện các giải pháp nâng cao
chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học năm học 2019-2020 của nhà trường. Đề
nghị toàn thể cán bộ, giáo viên nghiêm túc thực hiện và có những đóng góp xứng
đáng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học của
nhà trường.
KT.HIỆU
TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Ban giám hiệu (chỉ đạo);
- Tổ
trưởng, Giáo viên (thực hiện);
- TPT Đội
(thực hiện);
- Lưu VP.
|
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Hồ Văn Giang
|