CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Ở BỘ MÔN HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2018-2019
A. ĐẶT
VẤN ĐỀ
1.
Lý do chọn chuyên đề
Bộ GD & ĐT đang thực
hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục nhằm
thực hiện mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước
thành những con người chủ động, tích cực, sáng tạo. Có như vậy mới đào
tạo được những thế hệ trẻ có đủ tri thức và năng lực cũng như các phẩm chất
cần thiết để gánh vác những trọng trách của đất nước trong thời kì
mới, thời kì hội nhập, thời kì mà nền kinh tế tri thức giữ vai trò
chủ đạo.
Trong những năm qua để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; phát
huy vai trò chủ động, sáng tạo của người thầy; khả năng độc lập, chủ động tiếp
thu kiến thức của học sinh; Mặc khác để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ
thông mới Ngành giáo dục đã triển khai nội dung dạy học theo chủ đề ở tất cả
các môn. Song trong quá trình thực hiện giáo viên chưa có sự thống nhất chung
do chưa được tập huấn một cách bài bản mà chủ yếu lồng ghép vào tập huấn chuyên
môn hè nên còn gặp nhiều khó khăn trong các bước thực hiện và biên soạn lại
chương trình.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường THCS Long Hòa,
Được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn, tôi tiến hành xây dựng
chuyên đề “ Phương pháp dạy học theo chủ đề môn Hóa Học 9 năm học 2018-2019”
với mong muốn được cùng các đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc, đóng góp ý kiến, bổ
sung để cùng nhau tìm ra phương pháp thực hiện việc dạy học theo chủ đề đạt
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, chuẩn bị cho việc tiếp cận với
chương trình giáo dục mới trong những
năm tiếp theo.
2. Mục đích của chuyên đề
Tôi đưa ra đề tài với mục đích cùng các đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn của trường, giáo viên dạy môn
Hóa học trong huyện, hội đồng bộ môn của Tỉnh trao đổi về cách xây dựng chủ đề
dạy học ở bộ môn Hóa học cùng đưa ra phương pháp tổ chức dạy học theo chủ đề thích
hợp và đạt hiệu quả, nhằm giúp cho giáo viên bước đầu làm quen với hình thức tổ
chức, phương pháp và mục tiêu dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới.
Đồng thời giúp học sinh làm quen phương pháp học mới hình thành và phát triển dần
năng lực, khả năng sáng tạo và những phẩm chất cần thiết theo yêu cầu của thời
đại mới. Từ đó góp phần vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học mà Sở
giáo dục, Phòng giáo dục đã đề ra.
B.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.
Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm
dạy học theo chủ đề:
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, nội
dung bài học có cùng đơn vị kiến thức hoặc có mối quan hệ về kiến thức với nhau
của một nội dung. Từ đó chúng ta sắp xếp chúng lại theo một hệ thống có trình
tự theo một chủ đề đi từ những khái niệm đến khả năng vận dụng kiến thức đó vào
cuộc sống, … dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập
đến trong môn học hoặc các phần kiến thức có liên quan với nhau của môn học đó (tức
là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên
hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế
hơn, nhờ đó học sinh có thể phát huy tốt hơn khả năng chủ động, sáng tạo, khái
quát, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Dạy học theo chủ
đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên
không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học
sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ
có ý nghĩa thực tiễn.
Dạy học theo chủ
đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống
bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến
nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung
tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn. Với mô
hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn
đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu
thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.
1.2. Ưu thế của dạy
học chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.
Mọi sự so sánh giữa bất kì mô hình hay phương pháp dạy nào cũng
trở nên khập khiễng bởi mỗi một mô hình hay phương pháp đều có những ưu thế
hoặc những hạn chế riêng
Dạy học theo chủ đề khi so sánh với dạy học theo cách tiếp cận
truyền thống hiện nay, sẽ có những ưu điểm sau:
Dạy học theo cách tiếp cận
truyền thống hiện nay
|
Dạy học theo chủ đề
|
1- Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo
chiến lược giải quyết vấn đề trong khoa học vật lý: logic, chặt chẽ, khoa
học.. do giáo viên (SGK) áp đặt (G.viên là trung tâm).
2- Nếu thành công có thể góp phần đạt tới
mức nhiều mục tiêu của môn học hiện nay: chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua
hoạt động, bồi dưỡng các phương thưc tư duy khoa học và các phương pháp nhận
thức khoa học: PP thực nghiệm, PP tượng tự, PP mô hình, suy luận khoa học…)
3- Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời
lượng cố định.
4- Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có
mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo thiết kế chương trình học).
5- Trình độ nhận thức sau quá trình học tập
thường theo trình tự và thường dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng
(giải bài tập).
6- Kết thúc một chương học, học sinh không
có một tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có hệ
thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học.
7- Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người
học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa.
8- Kiến thức thu được sau khi học thường là
hạn hẹp trong chương trình, nội dung học.
9- Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nhân
văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp
tác, quản lý, điều hành, ra quyết định…
|
1- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lươc học tập với sự
chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (Học sinh là trung tâm).
2- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội
dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ
năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý
(so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thực
tiễn.
3- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ
chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học.
4- Kiến thức thu được là các khái niệm trong
một mối liên hệ mạng lưới với nhau.
5- Trình độ nhận
thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.
6- Kết thúc một
chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác
với nội dung trong sách giáo khoa.
7- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập
nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
8- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ
đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử
lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh.
9- Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng
làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.
|
2. Cơ sở thực tiễn
Dạy
học theo chủ đề giúp tiết kiệm được thời gian học sinh có nhiều thời gian thực
hành, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề.
Dạy
học theo chủ đề cũng như một số mô hình dạy học tích cực khác nhằm giúp các em
tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học theo chủ đề cần tận
dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích
khả năng vận dụng kiến thức của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời
gian và sự thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới. Phát huy
tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Dạy
học theo chủ đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn, các
nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao,
đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác như các năng lực, kĩ
năng sống…
Trong
dạy học theo chủ đề kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình giải
quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể. Hơn nữa
với việc học sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học
tập, cũng mang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy
học, tinh giản thời gian dạy, ứng dụng vào thực tế cao hơn nhiều.
Việc
dạy học theo chủ đề sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong
công tác giảng dạy và thực hiện kế hoạch dạy học.
Cần
thiết trong công tác bồi dưỡng HSG, ôn thi vào THPT vì dạy học theo chủ đề giúp
cho học sinh tổng hợp được chuỗi kiến thức, khắc sâu các vấn đề đã được tìm
hiểu, nhìn nhận vấn đề một cách đa dạng, đa chiều…
3. Thực trạng
của việc dạy học theo chủ đề ở bộ môn Hóa Học
3.1. Thực trạng chung của dạy học theo chủ
đề
Dù chương trình môn Hóa hiện hành được cấu trúc theo hướng
đồng tâm, nhiều bài, dạng bài được dạy lặp lại ở các khối lớp theo
hướng nâng cao nhưng đôi lúc chúng ta chưa chú trọng tạo cho học sinh
cái nhìn tổng quát, chưa giúp các em có phương pháp vận dụng kiến
thức đã học để giải quyết vấn đề nảy sinh có liên quan ở bài mới.
Hơn nữa, thời gian cho mỗi bài dạy cũng là một khó khăn cho giáo viên.
Bởi dạy theo từng bài trong khoảng thời gian qui định đôi lúc không đủ
tổ chức cho học sinh nắm bắt những điều cơ bản trong tiết học đó nên
khó cho học sinh cơ hội hệ thống kiến thức.Vì thế, việc liên hệ, xâu
chuỗi kiến thức giữa những bài cùng chủ đề là hình thức dạy học cần
hướng tới
Nhìn lại quá trình tiếp cận
và triển khai vấn đề, có thể thấy một số chủ trương lớn và các hoạt động bổ trợ
liên quan đã và đang cụ thể hóa trong chuẩn bị cho lộ trình xây dựng mô hình
dạy học theo chủ đề ở môn Hóa Học như sau:
-
Chủ trương giảm tải, cắt bỏ nhiều nội dung không cần thiết và trùng nhau gây áp
lực và khó khăn cho việc dạy và học trong suốt những năm qua.
- Tập huấn về đổi mới kiểm
tra đánh giá đầu ra theo định hướng phát triển năng lực học sinh, sinh hoạt
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học,... Thực chất, đây là khâu “đi tắt,
đón đầu” trong lộ trình trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cận
việc dạy học theo chủ đề, trước khi có sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
trên phương diện nội dung. Đây cũng là bước đệm quan trọng của Bộ Giáo dục và
Đào tạo nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng, thao tác, quy trình để giáo
viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểm tra đánh giá học sinh khi các em tham
gia vào một tiết học theo chủ đề
Lãnh đạo Sở giáo dục, Phòng giáo dục chỉ đạo ráo riết đổi mới
phương pháp dạy học, tăng cường áp dụng các kỹ thuật dạy học cũng như quy định
và giao chỉ tiêu cho các đơn vị trường thực hiện soạn và dạy học theo chủ đề
trên cơ sở của chương trình sách giáo khoa hiện hành nhằm giúp cho giáo viên và học sinh
có hướng chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong
việc dạy học theo chủ đề ở bộ môn Hóa
3.2.1.Thuận lợi:
Sự
chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD và ĐT, Sở GD và ĐT, Phòng GD và ĐT cũng như sự chỉ
đạo sát sao của nhà trường. Đây chính là
cơ sở, điều kiện giúp giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề
ngày càng hoàn thiện hơn.
Giáo
viên được tạo điều kiện thuận lợi tham gia tập huấn và được triển khai các bước
thực hiện chủ đề và phương pháp thực hiện cũng như được tạo điều kiện trao đổi
với trường bạn trong huyện và trong tỉnh về việc dạy và học theo chủ đề thông
qua việc tổ chức hội giảng cụm, tỉnh
Được
sự hỗ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn, đồng thời cũng được
sự cộng tác tích cực từ phía học sinh tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu và
chọn lọc các nội dung liên quan để thực hiện giảng dạy.
Bộ môn Hóa là môn tự nhiên có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìm hiểu,
GV tham khảo trong việc tổ chức HS học tập. Ngoài ra môn Hóa cũng có nhiều kiến
thức liên hệ với thực tiễn đời sống hàng ngày của các em. Từ đó các em rất hứng
thú trong việc tìm tòi kiến thức mới qua từng nội dung của chủ đề. Đó là những
thuận lợi giúp cho việc dạy học theo chủ đề đạt được những kết quả
3.2.2.Khó khăn:
Chưa
có sách giáo khoa dạy học theo chủ đề của bộ môn dành riêng cho học sinh tham
khảo mà phải sử dụng SGK hiện hành đã có sự xáo trộn thứ tự các nội dung, thứ
tự bài nên khâu chuẩn bị bài của học sinh còn hạn chế.
Việc
triển khai về hình thức và cách soạn giảng theo chủ đề còn nặng nề khuôn mẫu và
chưa thống nhất giữa các môn nên gây khó khăn cho giáo viên khi thực hiện.
Những
nội dung trong chủ đề thường không theo trình tự kiến thức trong sách giáo khoa
mà giáo viên tự dựa vào những nội dung kiến thức có mối quan hệ với nhau soạn
lại theo cấu trúc của chủ đề nên một số giáo viên không đầu tư hoặc kiến thức
chưa rộng, sâu sẽ rất khó thực hiện và nếu có chỉ mang tính hình thức nhưng
thực tế hiệu quả chưa cao.
Mỗi
chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian
giữa các tiết trong chương trình thường không gần nhau, từ đó dẫn đến việc quên
một ít kiến thức ở tiết học trước mà các em đã tìm hiểu. Một số học sinh yếu
kém thường không chủ động trong việc tự học, tự tìm kiếm kiến thức từ đó làm ảnh
hưởng đến chất lượng của chủ đề.
Do
mỗi chủ đề thường được giáo viên dạy trong nhiều tiết trong khi giáo viên trong
tổ chỉ dự giờ được 1 tiết nên khó có thể đánh giá hết hiệu quả của chủ đề củng
như tiến trình giảng dạy của giáo viên có khớp với nội dung đã soạn hay không?
4. Biện
pháp thực hiện
4.1. Các bước xây dựng chủ đề dạy học
4.1.1. Xây dựng chủ đề
dạy học
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách
giáo khoa như hiện nay, các tổ chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo
khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với
việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà
trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình
hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp
dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học
sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
Ví
dụ: Môn Hóa học 9 ở học kì I Tổ chuyên môn của trường đã xây dựng chủ đề: tính
chất của nhôm và sắt ( tiết 25, 26) dựa trên cơ sở là nhôm và sắt đều là kim
loại và có những tính chất vật lí và tính chất hóa học chung. Ở HK II xây dựng
chủ đề Hidrocacbon (tiết 44 đến 50) do các hợp chất từ metan đến benzen đều là
hidrocacbon nên về tính chất vật lí và tính chất hóa học có nhiều điểm tương
đồng. (Xem
thêm ở Phụ lục 1-Phân phối chương trình)
4.1.2. Biên soạn câu hỏi/bài tập
Với mỗi chủ đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để
kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở
đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử
dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện
tập theo chuyên đề đã xây dựng.
Ví
dụ chủ đề Hidrocacbon đã xây dựng hệ thống câu hỏi theo 4 mức độ như sau:
Mức độ
|
Câu hỏi
|
Biết
|
1. Hợp chất hữu cơ có ở
đâu? Hợp chất
hữu cơ có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người và sinh vật?
2. Hợp chất hữu cơ có mấy
loại?
3. Ngành hóa học hữu cơ là
ngành như thế nào?
4. Giữa các nguyên tử cacbon có
liên kết được với nhau không?
5. Hợp chất rượu etylic thì nguyên
tử cacbon liên kết với guyên tử nào?
6. Hợp chất đimetyl ete thì nguyên
tử cacbon liên kết với guyên tử nào?
7. Mỗi hợp chất hữu cơ có mợt trật
tự liên kết như thế nào?
8. Công thức cấu tạo là gì?
9. Xác định công thức phân tử của
metan, etilen, axetilen và benzen
10.
Trong tự nhiên khí metan có ở đâu?
Khí metan có màu không? Có mùi không?
Nặng hay nhe so với không khí? Tan nhiều hay ít trong nước?
11. Hãy nêu tính chất vật lí của
etilen, axetilen và benzen
12. Nêu ứng dụng cơ bản của metan, etilen, axetilen
v benzen.
13. Trong
dãy các chất sau dãy nào toàn là hợp chất hữu cơ?
A. CO2,
CH4 , C2H4, C2H6O;
B. CH4 , C2H4
, C2H2 , C2H6O; C. CH4 , C2H4,
C2H6O, CaCO3.
14. Trong
dãy các chất sau dãy nào toàn là hợp chất Hiđrocacbon?
A. CH4 , C2H4,
C2H6, C6H6; B.
CH4 , C2H4 , C2H2
, C2H6O; C. CH4 , C2H4,
C2H6O, Ca(HCO3)2.
15. Trong dãy các chất sau dãy nào toàn là
hợp chất Dẫn xuất của Hiđrocacbon?
A.
CH4 , C2H4, C2H6,
C6H6;
B. CH3Br , C2H4O2
, CH3NO2 , C2H6O; C. CH4 , C2H4,
C2H6O, C2H4O2.
|
Hiểu
|
1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất
của nguyên tố nào?
2. Có mấy loại mạch cacbon?
3. Nhận xét về trật tự liên kết trong
hai chất của rượu etylic và đimetyl ete.
4. Công thức cấu tạo của phân
tử axetilen, etilen khác với công thức phân tử metan ở điểm nào?
5. Trong công thức cấu tạo
benzen có gì đặc biệt?
6. Sản phẩm tạo ra khi đốt cháy các
hợp chất hidrocacbon là gì?
7. Tại sao gọi phản ứng giữa metan
v clo l phản ứng thế
8. Tại sao gọi phản ứng giữa etilen
v brom l phản ứng cộng
9. Phản ứng giữa axetilen và brom
gọi là phản ứng gì?
10. Trong dãy các chất sau dãy chất
tác dụng được với Clo?
A. CH4 , C2H4,
C2H6, C6H6; B. CH4 , C2H4,
C2H6, C4H8; C. CH4 , C2H6,
C3H8, CH3Cl.
11. Trong dãy các chất sau dãy chất tác dụng
được với Brom?
A. C2H4,
C2H2, C6H6; B. CH4 , C2H4,
C2H2;
C. C6H6,
C3H8, C2H4.
|
Vận dụng
|
1. Hãy vẽ công thức cấu
tạo của metan, etilen, axetilen và benzen
2. Hãy viết phương trình
minh họa cho các tính chất hóa học của metan,
etilen, axetilen v benzen
3. Hãy sắp xếp các chất C6H6,
CaCO3, C4H10, C2H6O,
KNO3, CH3NO2, Ca(HCO3)2,
C2H3O2Na vào các cột thích hợp trong bảng
sau:
Hợp chất hữu cơ
|
Hợp chất vô cơ
|
Hiđro cacbon
|
Dẫn xuất của hiđro cacbon
|
|
|
|
|
Vận dụng cao
|
Có
hỗn hợp khí gồm CO2 và
CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để:
a) Thu được kí CH4.
b) Thu được khí CO2.
Bài tập 5/112 sgk; bài tập
2,3,4,5 / 122 sgk
|
4.1.3. Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh
để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực
hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy
học được sử dụng. (Xem
thêm ở Phụ lục 2)
CẤU TRÚC CỦA CHỦ ĐỀ DẠY
HỌC
Tên chủ đề:
1.
Mục tiêu
a. Kiến thức:
b. Kĩ năng:
c. Thái độ:
d. Định hướng năng lực cần hình thành (nêu
ngắn gọn chỉ thể hiện tên năng lực không giải thích thêm)
2.
Thời lượng dự kiến
3.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
b. Chuẩn bị của học sinh
4.
Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
5.
Các hoạt động học tập
A.
Hoạt động khởi động
Khởi động nhằm tạo tâm thế học tập
cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài
mới.
B.
Hoạt động hình thành kiến
thức
Giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới thông qua các
hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu, thí nghiệm, thực hành, hoạt
động trải nghiệm…
C.
Hoạt động luyện tập:
Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội, ghi
nhận được.
D.
Hoạt động vận dụng:
Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để giải
quyết các tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
E.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Khuyến khích học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức ngoài bài học, lớp
học, mô tả sản phẩm học sinh cần hoàn thành.
|
4.1.4. Tổ chức dạy học và dự giờ
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công
giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy.
Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông
qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: Chuyển
giao nhiệm vụ học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả và thảo luận,
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
4.1.5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học
sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên
lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo
quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh
giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo
viên.
4.2. Một số lưu ý khi dạy học theo chủ đề
Để
khắc phục việc học sinh không có tài liệu nghiên cứu trước khi lên lớp thì ngay
từ đầu năm trong các cuộc họp tổ giáo viên dạy cùng môn, khối lớp có sự thảo
luận và thống nhất các nội dung liên quan trong chủ đề và thực hiện sắp xếp lại
phân phối chương trình và phân công giáo viên phụ trách soạn trước khi thực
hiện khoảng 2 tuần sau đó thông báo cấu trúc của chủ đề cho học sinh nắm để các
em có định hướng chuẩn bị bài ở nhà
Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết
học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì
thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư
phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo
viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chủ đề đã thiết kế. Có
thể tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.
Bộ
phận chuyên môn trong trường có sự thống nhất về dạy học theo chủ đề ở các môn
và triển khai lồng ghép vào các cuộc họp tổ xem đó là nội dung quan trong trong
việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Bản
thân mỗi giáo viên phải không ngừng tự học, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn
nghiệp vụ, không chỉ là kiến thức môn mình dạy mà phải nghiên cứu, tìm hiểu
kiến thức liên môn để hổ trợ cho việc dạy học theo chủ đề và chuẩn bị giảng dạy
chương trình sách giáo khoa mới.
Do
chỉ tiêu về dạy học theo chủ đề chỉ 2
chủ đề/ môn/ học kì nên giáo viên có nhiều
thời gian để nghiên cứu đồng thời cũng có thể sắp xếp cho học sinh học 2 tiết
liên tiếp để đảm bảo nội dung cần truyền tải cho học sinh.
Bên
cạnh đó giáo viên cần đổi mới phương pháp, có sự linh hoạt trong cách tổ chức
lớp học tránh nặng nề, cần tạo tâm lý thoải mái, tạo hứng thú cho học sinh tìm
hiểu về môn học cũng góp phần to lớn vào thành công của dạy học theo chủ đề
C. KẾT LUẬN
Dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có
nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục - đào tạo những
con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh
được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp học sinh có khả năng tổng
hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của giáo viên.
Nhưng mới ở bước tiếp cận nên việc xây dựng
chủ đề, tổ chức dạy học còn nhiều vướn mắc, khó khăn. Việc xây dựng kế hoạch
dạy học, dạy học theo chủ đề đòi hỏi mỗi giáo viên phải tích cực tìm hiểu,
nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn
thiện. Đây là cách để góp phần rèn cho học sinh khả năng tự học, có được những
năng lực khái quát, hệ thống, tổng hợp kiến thức và đây cũng là cách để giáo
viên rèn thói quen tiếp cận những phương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học.
Chắc
chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, vấn đề đặt ra cũng có nhiều điều cần bàn.
Mong nhận được những chia sẽ nhiệt tình của quý đồng nghiệp để việc dạy học
theo chủ đề thật sự mang lại hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn!
Phụ lục 1
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 9 ( NH: 2018 – 2019)
STT
Bài
|
Nội dung bài
|
Tuần
|
Số tiết của bài
|
Số tiết PPCT
|
|
Ôn tập đầu năm
|
1
|
2
|
1,
2
|
|
Chương 1:Các loại hợp chất vô cơ
|
19t (Từ tiết 3 đến tiết 21)
|
1
|
Tính chất hoá học của oxít – Khái
quát về sự phân loại oxít
|
2
|
1
|
3
|
2
|
Một số oxít quan trọng
|
2, 3
|
2
|
4, 5
|
3
|
Tính chất hoá học của axít
|
3
|
1
|
6
|
4
|
Một số axít quan trọng : Axit
sunfuric
|
4
|
2
|
7, 8
|
5
|
Luyện tập – Tính chất hoá học của
oxít và axít
|
5
|
1
|
9
|
6
|
Thực hành – Tính chất hoá học của
oxít và axít
|
5
|
1
|
10
|
|
Kiểm tra viết một tiết
|
6
|
1
|
11
|
7
|
Tính chất hoá học của bazơ
|
6
|
1
|
12
|
8
|
Một số bazơ quan trọng
|
7
|
2
|
13, 14
|
9
|
Tính chất hoá học của muối
|
8
|
1
|
15
|
10
|
Một số muối quan trọng
|
8
|
1
|
16
|
11
|
Phân bón hoá học
|
9
|
1
|
17
|
12
|
Mối quan hệ giữa các loại hợp chất
vô cơ
|
9
|
1
|
18
|
13
|
Luyện tập chương 1: Các loại hợp
chất vô cơ
|
10
|
1
|
19
|
14
|
Thực hành: Tính chất của bazơ và
muối
|
10
|
1
|
20
|
|
Kiểm tra viết một tiết
|
11
|
1
|
21
|
|
Chương 2: Kim loại
|
9t (từ tiết 22-tiết 30)
|
15
|
Tính chất vật lí của kim loại
|
11
|
1
|
22
|
16
|
Tính chất hoá học của kim loại
|
12
|
1
|
23
|
17
|
Dãy hoạt động hoá học của kim loại
|
12
|
1
|
24
|
|
Chủ đề: Tính chất của nhôm, sắt
|
( 2 tiết : 25,26)
|
|
20
|
Hợp kim sắt: Gang, thép
|
14
|
1
|
27
|
21
|
Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim
loại không bị ăn mòn
|
14
|
1
|
28
|
22
|
Luyện tập chương 2: Kim loại
|
15
|
1
|
29
|
23
|
Thực hành: Tính chất hoá học của
nhôm và sắt
|
15
|
1
|
30
|
|
Chương 3: Phi kim .
Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
|
13t (từ tiết 31- tiết 43)
|
25
|
Tính chất cung của phi kim
|
16
|
1
|
31
|
26
|
Clo
|
16,17
|
2
|
32,33
|
27
|
Cacbon
|
17
|
1
|
34
|
28
|
Các oxít của cacbon
|
18
|
1
|
35
|
24
|
Ôn tập học kì 1
|
18
|
1
|
36
|
|
Kiểm tra học kì 1
|
19
|
1
|
37
|
29
|
Axít cacbonic và muối cacbonat
|
20
|
1
|
38
|
30
|
Silic. Công nghiệp silicat
|
20
|
1
|
39
|
31
|
Sơ lược về bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học
|
21
|
2
|
40, 41
|
32
|
Luyện tập: Chương 3 Phi kim – Sơ
lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
|
22
|
1
|
42
|
33
|
Thực hành:Tính chất hoá học của phi
kim và hợp chất của chúng
|
22
|
1
|
43
|
|
Chương 4: Hiđrocacbon – Nhiên liệu
|
13t(từ tiết 44-tiết 56)
|
|
Chủ đề: Hidrocacbon
|
7 tiết(từ tiết 44 – 50)
|
|
Luyện tập bổ sung
|
26
|
1
|
51
|
|
Kiểm tra viết một tiết
|
27
|
1
|
52
|
40
|
Dầu mỏ và khí thiên nhiên
|
27
|
1
|
53
|
41
|
Nhiên liệu
|
28
|
1
|
54
|
42
|
Luyện tập chương 4: Hidrocacbon –
Nhiên liệu
|
28
|
1
|
55
|
43
|
Thực hành: Tính chất của
hidrocacbon
|
29
|
1
|
56
|
|
Dẫn xuất của hidrocacbon. Polime
|
16t (từ tiết 57- tiết 72)
|
44
|
Rượu etylic
|
29
|
1
|
57
|
45
|
Axit axetic
|
30
|
2
|
58, 59
|
46
|
Mối liên hệ giữa etylen, rượu
etylic và axit axetic
|
31
|
1
|
60
|
47
|
Chất béo
|
31
|
1
|
61
|
48
|
Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic
và chất béo
|
32
|
1
|
62
|
49
|
Thực hành tính chất của rượu etylic
và axit
|
32
|
1
|
63
|
|
Kiểm tra viết một tiết
|
33
|
1
|
64
|
50,51
|
Glucozơ và Saccarozơ
|
33
|
1
|
65
|
52
|
Tinh bột và xenlulozơ
|
34
|
1
|
66
|
53
|
Protein
|
34
|
1
|
67
|
54
|
Polime
|
35
|
1
|
68
|
55
|
Thực hành: Tính chất của gluxit
|
35
|
1
|
69
|
56
|
Ôn tập cuối năm
|
36
|
2
|
70,71
|
|
Kiểm tra học kì 2
|
37
|
1
|
72
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 2
PHÒNG
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG
THCS LONG HÒA
CHỦ ĐỀ HÓA
HỌC 9 NĂM HỌC 2018-2019
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
Tuần: 23 đến tuần: 26 - Tiết:
từ tiết 44 đến tiết 50
Tên chủ đề:
HIĐROCACBON
Số tiết: 07
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Khái niệm về hợp chât hữu cơ.
- Tính chất vật lí của một số hợp
chất hữu cơ.
- Công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
- Tính chất hóa học hợp chất hữu cơ.
- Ứng dụng và điều chế một số hợp
chất hữu cơ.
2. Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về
công thức cấu tạo và tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ.
- Biết dùng mô hình để ráp một số mô
hình hợp chất hữu cơ, và viết được phương trình hóa học minh họa cho tính chất
hóa học của hợp chất hữu cơ.
- Dựa vào tính chất hóa học để phân
biệt được một số hợp chất hữu cơ thường gặp.
- Dựa vào tính chất vật lí và tính
chất hóa học của hợp chất hữu cơ để nêu được một số ứng dụng quan trong của một
số hợp chất hữu cơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh cẩn thận trong khi làm thí
nghiệm.
- Biết cách bảo vệ môi trường trong quá trình
đốt cháy các hợp chất hữu cơ (Hidro cacbon).
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực quan
sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận về tính
chất hóa học.
- Năng lực sử
dụng biểu tượng hóa học: công thức cấu tạo, công thức hóa học, phương trình hóa
học.
- Phát hiện và
nêu được tình huống có vấn đề trong quá trình học.
- Năng lực vận
dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Thời lượng dự kiến
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo
viên: Sách
giáo khoa, sách giáo viên, giáo án
- Hoá chất: Dung dịch brom, canxi cacbua,
benzen, bột sắt, H2O, dd NaOH,...
- Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, ống dẫn,
ống nhỏ giọt, bình cầu, cốc, đèn cồn, kẹp gỗ,....
2. Chuẩn
bị của học Sinh: Sách giáo khoa, bài soạn, xem trước các thí nghiệm SGK.
IV. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
Phương pháp trực quan, nêu và
giải quyết vấn đề, vấn đáp, diễn giảng
V. Các hoạt động học tập
A. Hoạt động khởi động:
-
GV nêu vấn đề vào bài:
Em
hãy kể tên một số hợp chất vô cơ mà em đã biết -> HS ( Oxit, Axit, Bazơ,
Muối).
-
Vậy ngoài những hợp chất vô cơ mà em đã được học thì trong thực tế em còn biết
được những hợp chất nào liên quan đến trồng trọt, hoặc trong đời sống hàng ngày
-> HS (hợp chất hữu cơ)
-
Để hiểu rỏ hơn hợp chất hữu cơ nó có ở đâu, cấu tạo như thế nào, tính chất và
ứng dụng ra sao chúng ta đi vào tìm hiểu:
B. Hoạt động hình thành kiến
thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV
|
HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
|
NỘI DUNG
|
Hoạt động 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
|
Y/c học sinh quan sát h́nh 4.1 sgk/106.
Trong h́nh 4.1 có những loại
đồ vật nào?
Trong các loại lương thực, thực phẩm và đồ
dùng ở hình 4.1 đều có chứa hợp chất hữu cơ. Vậy hợp chất hữu cơ có ở đâu?
Hợp chất hữu cơ có tầm quan trọng
như thế nào đối với đời sống con người và sinh vật?
Yêu cầu hs đọc thí nghiệm sgk.
Yêu cầu hs quan sát gv làm thí nghiệm.
Nêu hiện tượng quan sát được và
rút ra kết luận về hợp chất hữu cơ.
Giới thiệu thêm một số thí nghiệm
khác. Khí thu được vẫn là CO2.
Vậy hợp chất hữu cơ là hợp chất của nguyên
tố nào?
GV viết một số công thức của hợp chất hữu
cơ: CH4, C2H6, C3H8, C2H6O,
C2H5O2N, CH3Cl, CH2Br2,…
Y/c hs cho biết hợp chất hữu cơ được chia
làm mấy loại?
Hướng dẫn hs phân loại.
Yêu cầu hs đọc nội dung sgk và ghi nội dung
vào vỡ.
Ngành hóa học hữu cơ là ngành như thế nào?
|
HS: quan sát.
TL: Có
một số loại lương thực, thực phẩm và đồ dùng cá nhân.
TL: Hợp
chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các
loại lương thực, thực phẩm, trong các đồ dùng và ngay trong cơ thể chúng ta.
Đọc thí nghiệm sgk/106.
Có khí thoát ra và có hơi nước động
lại trên thành ống nghiệm.
HS dựa vào ví dụ phân loại hợp chất
hữu cơ.
Hợp chất hữu cơ được phân làm 2
loại chính.
HS đọc nội dung và ghi nội dung vào.
HS dựa vào nội dung skg trả lời.
|
1.Hợp chất hữu cơ
có ở đâu?
- Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong
cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm, trong các đồ
dùng và ngay trong cơ thể chúng ta.
- Hợp chất hữu cơ có tầm quan trọng trong
đời sống của con người và cả sinh vật.
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của
cacbon, trừ một số ít không phải là hợp chất hữ cơ như (CO, CO2, H2CO3,
các muối cacbonat kim loại,…)
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
Hợp chất hữu cơ chia ra hai loại:
-
Hiđrocacbon: Hợp chất hữu
cơ chỉ có H-C. Ví dụ: CH4,
C2H4,..
-
Dẫn xuất của hiđrocacbon: Ngoài
H-C hợp chất hữu cơ còn có thêm một số nguyên tố khác (như: O,N,Cl,…). Ví dụ: C2H6O, C2H5O2N,
CH3Cl,...
4. Khái niệm
về hóa học hữu cơ.
Hóa học hữu
cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
|
Hoạt động 2:
Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
|
Các em hãy tính hóa trị của cacbon,
oxi và hiđro trong các hợp chất CO, CO2, H2O
Thông báo hóa trị của C, H, O trong các
hợp chất hữu cơ.
Thông báo hóa trị của một số nguyên tố khác
như: clo, nitơ, brom,…
Yêu cầu hs quan sát gv biểu diển các liên
kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Yêu cầu hs lắp mô hình một số hợp chất hữu
cơ. TD: CH4, CH3Cl, CH4O (làm theo nhóm)
Hướng dẫn hs ráp mô hình.
Giữa các nguyên tử cacbon có liên kết được
với nhau không?
Các nguyên tử cacbon có thể liên kết được với nhau để tạo thành mạch cacbon.
Yêu
cầu hs tìm hiểu nội dung sgk và cho biết: có mấy loại mạch cacbon?
Gv dựa vào nội dung sgk cho biết hợp chất
hữu cơ từ mấy cacbon có mạch thẳng, mạch vòng, mạch nhánh.
Gv y/c hs viết các loại mạch vào.
Treo tranh vẽ công thức cấu tạo của rượu
etylic và đimetyl ete.
Yêu cầu hs nhận xét về trật tự liên kết
trong hai chất.
Hợp chất rượu etylic thì nguyên tử
cacbon liên kết với guyên tử nào?
Hợp chất đimetyl ete thì nguyên tử
cacbon liên kết với nguyên tử nào?
Giải thích sự khác nhau đó gây nên sự
khác nhau về tính chất của chúng.
Mỗi hợp chất hữu cơ có mợt trật tự liên
kết như thế nào?
Yêu cầu hs viết hai công thức
cấu tạo của rượu etylic và đimetyl ete vào.
Biểu diễn một số công thức cấu tạo hợp
chất hữu cơ và hướng dẫn cách biểu diễn công thức cấu tạo.
Yêu cầu quan sát và dựa vào nội dung sgk
cho biết:
Công thức cấu tạo là gì?
Gv gọi
2 hs lên bảng viết công thức cấu tạo của hai hợp chất hữu cơ sau:
CH4: C2H6O
Nhận
xét và sửa sai.
Metan có công thức phân tử ntn?
Từ công thức phân tử của Metan
hãy viết công thức cấu tạo
Dựa vào công thức cấu tạo phân tử Metan, thảo luận nhóm gáp mô hình
phân tử Metan.
Bốn nét gạch của liên kết trong
phân tử được gọi là bốn liên kết đơn.
Phân tử metan có cấu tạo hình
tứ diện đều. C nằm ở giữa, H nằm ở 4 đỉnh, gốc liên kết là 109,5o.
Gọi 4 hs lên ráp mô hình phân tử C2H6.
Gv nhận xét cho điểm.
Etilen có công thức
phân tử ntn?
Từ công thức phân tử của Etilen
hãy viết công thức cấu tạo.
Dựa vào công thức cấu tạo phân tử Etilen,
thảo luận nhóm gáp mô hình phân tử Etilen.
Gọi hs trái nhóm nhận xét lẫn nhau.
Gv nhận xét.
Công thức cấu tạo của phân tử etilen khác với công thức phân tử metan
ở điểm nào?
Trong
liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các
phản ứng hóa học.
Axetilen có công thức phân tử
ntn?
Từ công thức phân tử của
Axetilen hãy viết công thức cấu tạo.
Dựa vào công thức cấu tạo phân
tử Axetilen, thảo luận nhóm gáp mô hình phân tử Axetilen.
Gọi hs khác nhóm nhận xét lẫn nhau.
Gv nhận xét.
Công thức cấu tạo của phân tử axetilen
khác với công thức phân tử metan và etilen ở điểm nào?
Trong
liên kết ba có hai liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra lần lượt trong
các phản ứng hóa học.
Benzen có công thức phân tử ntn?
Từ công thức phân tử của Benzen
hãy viết công thức cấu tạo.
Dựa vào công thức cấu tạo phân
tử Benzen, thảo luận nhóm gáp mô hình phân tử Benzen.
Gọi hs trái nhóm nhận xét lẫn nhau.
Gv nhận xét.
Trong công thức cấu tạo benzen
có gì đặc biệt?
Gv: giới thiệu cho học sinh một số CTCT của benzen để tham khảo.
|
HS tính dựa
vào qui tắt hóa trị.
HS quan sát.
HS dựa vào hướng dẫn của GV và ráp mô hình
các phân tử.
HS: có
Hs trình
bài: (3 loại mạch).
Hs nghe và ghi nhớ.
Hs kết hợp sgk viết
Hs quan sát
Hs nêu nhận
xét.
Hs trả lời.
HS viết.
HS dựa vào nội dung sgk và phát
biểu.
HS lên biểu diễn công thức cấu tạo.
HS khác nhận xét.
Hs viết
HS gáp mô hình.
Hs viết
HS thảo luận và gáp mô hình.
HS: có 1 liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon.
Hs viết
HS thảo luận và gáp mô hình.
HS: có 1 liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon.
Hs viết
HS thảo luận và gáp mô hình.
|
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử
hợp chất hữu cơ.
1. Hóa trị và liên kết giữa
các nguyên tử:
Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV,
hiđro có hóa trị I, oxi có hóa trị II.
Qui ước mỗi nét gạch
tượng trưng cho một đơn vị hóa trị. Ví dụ:
Các bon: C Hiđro: H
 Oxi : O
Phân tử CH4:
Phân tử CH3Cl:

Phân tử CH3OH:

2. Mạch cacbon:
Có 3 loại
mạch:
-
Mạch thẳng:
Ví dụ:

-
Mạch nhánh:
Ví dụ:

-
Mạch vòng:
Ví dụ:
3. Trật tự liên kết giữa
các nguyên tử trong phân tử.
Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật
tự liên lết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
Rươu etylic:
Đimetyl ete
4. Công thức cấu tạo.
Công thức
biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức
cấu tạo
Ví dụ: công
thức cấu tạo của:
- Metan:

Viết gọn:
CH4
-
Rượu etylic:

II. Công thức cấu tạo của
Metan, Etilen, Axetilen và Benzen.
1. Công thức
cấu tạo của Metan (CH4)

Viết gọn:
CH4
Trong phân tử
metan có bốn liên kết đơn.
2. Công thức cấu tạo của
etilen (C2H4)
Giữa hai
nguyên tử cacbon có 2 liên kết. Những liên kết như vậy gọi là liên kết đôi.
3. Công thức cấu tạo của
axetilen (C2H2)
H-C C-H
viết gọn HC CH
Giữa 2 nguyên
tử cacbon có 3 liên kết. Những liên kết như vậy gọi là liên kết ba.
4. Công thức cấu tạo của
benzen (C6H6)

Sáu nguyên tử cacbon liên
kết với nhau thành vòng sáu cạnh đều có 3 liên kết đơn xen kẽ liên kết đôi.
|
Hoạt động 3: Tính chất vật lí. Tính chất hóa học.
|
Gv yêu cầu hs đọc thông tin sgk.
Trong tự nhiên khí metan có ở đâu?
Khí metan có màu không? Có mùi không?
Nặng hay nhe so với không khí? Tan nhiều
hay ít trong nước?
Gv yêu cầu hs đọc thông tin sgk.
Gọi 1 hs nêu tính chất vật lí của etilen.
Gv yêu cầu hs đọc thông tin sgk.
Gọi 1 hs nêu tính chất vật lí của axetilen.
Cho Hs quan sát lọ benzen
Gv yêu cầu
hs đọc thông tin sgk.
Gọi 1 hs nêu
tính chất vật lí của Benzen.
Gv giáo dục
ý thức cẩn thận khi sử dụng benzen.
Yêu cầu hs quan sát thí nghiệm đốt cháy
metan trên màng chiếu. Kết hợp với hình 4.5 sgk
Gọi hs nêu hiện tượng và rút ra kết luận
về tính chất hóa học của metan.
Sản phẩm tạo thành khi đốt cháy khí metan
là gì?
Gv gọi 1 hs viết phương trình.
Gv yêu cầu hs quan sát thí nghiệm đốt cháy
etilen trên màng chiếu. Kết hợp với nội dung sgk.
Gv gọi hs
nêu hiện tượng và rút ra kết luận về tính chất hóa học của etilen.
Sản phẩm tạo thành khi đốt cháy khí etilen
là gì?
Gv gọi 1 hs viết phương trình.
Gv yêu cầu
hs quan sát thí nghiệm đốt cháy axetilen trên màng chiếu. Kết hợp với nội
dung sgk.
Gv gọi hs nêu hiện tượng và rút ra kết
luận về tính chất hóa học của axetilen.
Sản phẩm tạo thành khi đốt cháy khí
axetilen là gì?
Gv gọi 1 hs viết phương trình.
Cho học sinh đọc thông tin sgk
Benzen cháy như thế nào?
Gv: lưu ý cho học sinh khi benzen cháy có sinh ra muội than. Đồng thời
không yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
PT: 2C6H6 + 15O2 12CO2 + 6H2O
TÍCH HỢP:
Trong quá trình sử dụng hợp chất hứu cơ (H-C) làm nhiên liệu thì sinh
ra một lượng khí CO2. Khí này gây ô nhiễm môi trường làm biến đổi
khí hậu. Vậy chúng phải làm gì để nhằm hạn chế tác hại trên.
Gv hướng dẫn hs khái thác thông tin từ hình
vẽ 4.6, nội dung sgk, kết hợp với thí nghiệm trình chiếu.
Gv diễn giảng, sản phẩm tạo thành là gì?
Gv hướng dẫn hs hoàn thành phương trình
phản ứng.
Gv phản ứng giữa clo với metan gọi là phản
ứng thế ( nguyên tử của phân tử này thế vào chổ nguyên tử của phân tử kia và
ngược lại).
Gv hướng dẫn hs khái thác thông tin từ
hình vẽ 4.8, nội dung sgk, kết hợp với thí nghiệm trình chiếu.
Gv diễn giảng, sản phẩm tạo thành là gì?
Gv hướng dẫn hs hoàn thành phương trình
phản ứng.
Gv
phản ứng giữa brom với etilen gọi là phản ứng cộng( liên kết kém bền trong
liên kết đôi bị đứt ra và mỗi phân tử đã kết hợp thêm một phân tử brom. Phản
ứng như vậy gọi là phản ứng cộng).
Gv yêu cầu hs đọc nội dung sgk.
Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau
không? Chúng kết hợp với nhau tạo thành hợp chất như thế nào? Chúng thường
được gọi là hợp chất gì?
Gv hướng dẫn hs viết pthh.
Gv hướng dẫn hs khái thác thông tin từ hình
vẽ 4.11, nội dung sgk, kết hợp với thí nghiệm trình chiếu.
Gv diễn giảng, sản phẩm tạo thành là gì?
Gv hướng dẫn hs hoàn thành phương trình
phản ứng.
Phản ứng giữa
axetilen và brom gọi là phản ứng gì?
Lưu ý:Trong điều kiện thích hợp axetilen có phản
ứng cộng với H2và một số chất khác.
Gv: chiếu thí nghiệm phản ứng
giữa benzen với brom, yêu cầu học sinh thảo luận quan sát nêu hiện tượng và
giải thích?
Gv:cho học sinh quan sát cơ chế phản ứng
thế của benzen với brom trên màng chiếu.
Yêu cầu học sinh viết PTHH thu
gọn?
Gv: cho học sinh đọc thông tin sgk?
Giới thiệu phản ứng cộng của
benzen với hiđro.
Gv:cho học sinh quan sát cơ chế phản ứng cộng của benzen với hiđro
trên màng chiếu.
Yêu cầu học sinh viết PTHH
Qua
tìm hiểu về tính chất hóa học của benzen em có nhận xét gì về sự đặc biệt của
benzen so với các hiđrocacbon đã học?
|
HS đọc
HS
trả lời
HS đọc
HS trả lời
HS đọc
HS trả lời như SGK.
HS quan sát.
HS đọc
HS trả lời.
HS quan sát.
HS nêu hiện
tượng và rút ra kết luận.
HS viết
phương trình.
HS quan sát.
HS nêu hiện
tượng và rút ra kết luận.
HS viết
phương trình.
HS quan sát.
HS nêu hiện
tượng và rút ra kết luận.
HS viết phương trình phản ứng.
HS quan sát hình vẽ sgk kết hợp với thí
nghiệm trình chiếu.
HS dựa vào hướng dẫn của GV hoàn thành PHPU
HS quan sát
hình vẽ sgk kết hợp với thí nghiệm trình chiếu.
HS dựa vào hướng dẫn của GV hoàn thành PHPU.
HS đọc.
HS dựa vào
nội dung sgk trả lời
HS quan sát
hình vẽ sgk kết hợp với thí nghiệm trình chiếu.
HS dựa vào hướng dẫn của GV hoàn thành PHPU.
Hs nghe và
ghi nhận.
Hs quan sát và thảo luận để rút ra kết luận
và giải thích.
Hs hoàn
thành phương trình phản ứng.
Hs đọc
Hs quan sát
Hs hoàn
thành phương trình
HS đọc thông tin sgk và rút ra kết luận.
|
I. Tính chất vật lí:
- Trạng
thái tự nhiên. Tính chất vật lí của Metan.
Metan
có nhiệu trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao, trong khí biogaz.
Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ
hơn không khí, rất ít tan trong nước.
- Tính
chất vật lí Etilen.
Etilen là
chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước.
- Tính chất vật lí của Axetilen.
Axetilen là
chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước.
- Tính
chất vật lí của Benzen.
- Là chất lỏng, không màu,
không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan nhiều chất như:dầu ăn, cao su,
iot…
- Benzen độc.
II. Tính chất hóa
học.
1. Metan tác dụng với oxi
(phản ứng cháy)
Metan cháy tạo thành khí cacbonđioxit và hơi nước.
CH4 + 2O2 CO2
+ 2H2O
2. Etilen tác
dụng với oxi (phản ứng cháy)
Etilen cháy tạo thành khí cacbonđioxit và hơi nước và tỏa nhiệt.
C2H4 + 3O2 2CO2
+ 2H2O
3. Axetilen
tác dụng với oxi (phản ứng cháy)
Axetilen cháy tạo thành khí cacbonđioxit và hơi nước và tỏa nhiệt.
2C2H2 + 5O2 4CO2
+ 2H2O
4. Benzen tác dụng với oxi ( phản ứng cháy)
Benzen cháy sinh ra CO2
và hơi nước, nếu cháy trong không khí có sinh ra muội than.
III. Tính chất hóa học khác của Metan, Etilen, Axetile và benzen.
a. Phản ứng
thế của Metan.
- Tác dụng với clo (phản ứng
thế) tạo thành
Metylclorua.
Pt:

Hoặc: CH4 +Cl2 CH3Cl + HCl
Trong phản ứng trên, nguyên tử
hiđro của metan được thai thế bởi nguyên tử clo, vì vậy phản ứng trên gọi là
phản ứng thế. Phản ứng thế là phản ứng
đặc trưng của liên kết đơn.
b. Etilen tác dụng với dung dịch brom không (phản ứng cộng) tạo thành đibrometan
Pt:

Viết gọn: C2H4 +
Br2 C2H4Br2
Phản
ứng trên gọi là phản ứng cộng. Nhìn chung các chất có liên kết đôi dễ tham
gia phản ứng cộng.
c. phản ứng trùng hợp:
Các phân tử
etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng rất
lớn, gọi là polietilen (viết tắt là PE) khi có điều kiện thích hợp.
….+CH2=CH2+CH2=CH2+… 
…- CH2 - CH2 - CH2 -
CH2- CH2-. . .
Hay:
n CH2=CH2 (- CH2 - CH2 -)n
d. Axetilen tác dụng với dung dịch Brom (phản ứng cộng) tạo thành tetrabrometan theo phản ứng sau:
Pt: HC CH
+ Br-Br à
Br-CH=CH-Br
Sản phẩm mới sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có
thể cộng tiếp với một phân tử brom nữa:
Pt:Br-CH=CH-Br+Br-Br®Br2-CH-CH-Br2
e. Benzen tác
dụng với dung dịch Brom có bột sắt làm xút tác và nhiệt độ.
Benzen phản ứng với brom sinh ra brom benzen và khí hiđro bromua khi
có nhiệt độ và bột sắt là xúc tác.
Pt: C6H6(l)+
Br2 C6H5Br
+ HBr
Brom
benzen không màu
f. Benzen tác dụng với Hiđro ( phản ứng cộng)
Trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất.(
thí dụ: hiđro)
PTHH: C6H6 + 3H2
C6H12
xiclohexan
Kết luận : Do phân tử
benzen có cấu tạo đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng
cộng. Phản ứng cộng khó hơn C2H4 và C2H2.
|
Hoạt động 4:
Ứng dụng và điều chế.
|
Yêu cầu hs tìm thông tin và nêu ứng dụng cơ bản của metan.
Yêu cầu hs tìm thông tin và nêu ứng dụng cơ bản của etilen.
Yêu cầu hs
tìm thông tin và nêu ứng dụng cơ bản của Axetilen.
Gv yêu cầu hs quan sát gv làm thí nghiệm.
Gv thuyết trình, hướng dẫn hs hoàn thành
ptpư.
Yêu cầu hs tìm thông tin và nêu ứng dụng cơ bản của Benzen.
|
HS tìm hiểu
và trình bày.
HS tìm hiểu
và trình bày.
HS tìm hiểu
và trình bày.
HS quan sát.
HS tìm hiểu
và trình bày.
|
1. Ứng dụng
của Metan.
Metan là nguyên liệu, nhiên liệu
trong đời sống và trong công nghiệp.
2. Ứng dụng
của Etilen.
- Dùng để điều chế rượu etylic,
axit axetic.
- Dùng trong công nghiệp tổng hợp
chất dẻo. - Dùng để kích cho quả mau chin,…
3. Ứng dụng của Axetilen.
- Dùng làm
nhiên liệu trong đèn xì oxi.
- Dùng để hàn
cắt kim loại.
- Dùng để sản
xuất vinylclorua.
- Dùng để sản
xuất nhựa,…
4. Điều chế Axetilen: từ canxi cacbua
Pt: CaC2 +
2H2O à C2H2 +
Ca(OH)2
5. Ứng dụng của Benzen.
+ Là nguyên liệu quan trọng trong
công nghiệp sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm…
+ Làm dung môi trong công nghiệp và
trong phòng thí nghiệm.
|
C. Hoạt động luyện tập:
Hợp chất cơ có
ở đâu? Cho ví dụ?
Hợp chất hữu
cơ là gì? Có mấy loại hợp chất hữu cơ? Cho ví dụ?
Thế nào là hóa
học hữu cơ?
HS thảo luận
và hoàn thành bài tập sau:
Hãy sắp xếp
các chất C6H6, CaCO3, C4H10,
C2H6O, KNO3, CH3NO2,
Ca(HCO3)2, C2H3O2Na vào
các cột thích hợp trong bảng sau:
Hợp chất hữu cơ
|
Hợp chất vô cơ
|
Hiđro cacbon
|
Dẫn xuất của hiđro cacbon
|
|
|
|
Yêu cầu hs
thảo luận theo cặp để hoàn thành bài tập
4 sgk/ 108
Gợi ý:
%C = 
Cacbon, oxi,
hiđro trong các hợp chất hữu cơ luôn có hóa trị mấy?
Giữa các nguyên tử trong phân tử liên kết với
nhau như thế nào về hóa trị?
Các
nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau được không?
Dựa vào
các kiến thức đã học em hãy biểu diễn các liên kết trong phân tử sau: CH3Br
(Br có hóa trị I)
Gv yêu cầu hs viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau:
CH4;
C2H4; C2H2; C6H6;
C2H6;
C2H6O; C2H5Br ( Br có hóa trị I)
Câu
hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trong dãy các
chất sau dãy nào toàn là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CH4
, C2H4, C2H6O; B. CH4 , C2H4 ,
C2H2 , C2H6O; C. CH4 , C2H4,
C2H6O, CaCO3.
Câu 2: Trong dãy các
chất sau dãy nào toàn là hợp chất Hiđrocacbon?
A. CH4 , C2H4,
C2H6, C6H6; B. CH4 , C2H4 ,
C2H2 , C2H6O; C. CH4 , C2H4,
C2H6O, Ca(HCO3)2.
Câu 3: Trong dãy
các chất sau dãy nào toàn là hợp chất Dẫn xuất của Hiđrocacbon?
A. CH4 , C2H4,
C2H6, C6H6; B. CH3Br , C2H4O2
, CH3NO2 , C2H6O; C. CH4 , C2H4,
C2H6O, C2H4O2.
Câu 4: Trong dãy các
chất sau dãy chất tác dụng được với Clo?
A.
CH4 , C2H4, C2H6,
C6H6;
B. CH4 , C2H4,
C2H6, C4H8; C. CH4 , C2H6,
C3H8, CH3Cl.
Câu 5: Trong dãy các
chất sau dãy chất tác dụng được với Brom?
A.
C2H4, C2H2, C6H6; B. CH4 , C2H4,
C2H2; C. C6H6, C3H8,
C2H4.
Nhận xét và cho điểm những hs làm tốt.
D.
Hoạt động vận dụng:
Có hỗn
hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa
học để:
a) Thu được khí CH4. b) Thu được khí CO2.
GV gợi ý:
Dẫn hỗn hợp lội qua dung dịch nước vôi trong à thu được khí
CH4.
Đem nhiệt phân hủy chất
rắn à thu được CO2.
Pt: CO2 +
Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O
Ca(CO)3
CaO
+ CO2.
GV hướng dẫn gợi ý học sinh làm bài tập 3/116 sgk; 4/119 sgk;
3/125 sgk.
E. Hoạt động tìm
tòi mở rộng:
Học bài và làm các bài tập sau:
Bài tập 5/112 sgk; bài tập 2,3,4,5 / 122 sgk
Gv gợi ý cách giải các bài tập cho học sinh về nhà tự làm.